Sơ chế cà phê sau khi thu hoạch là một trong những khâu quan trọng nhất của canh tác cà phê. Phương pháp sơ chế có ảnh hưởng rất lớn đến hương vị và chất lượng hạt cà. Việc sự dụng phương pháp hợp lý và phù hợp với đặc tính giống cà ngày càng được các đơn vị cung ứng chú trọng và được các nhà rang xay cũng như barista lưu tâm khi lựa chọn sản phẩm, cách chiết xuất tương ứng. Ngoài ra, gần đây nông dân nhiều vùng cũng bắt đầu thử nghiệm một số phương pháp chế biến cà phê mới như lên men yếm khí. Cùng khám phá các phương pháp chế biến cà phê phổ biến được áp dụng hiện này: Tự nhiênƯớt và Bán ướt.

PHẦN 2 - PHƯƠNG PHÁP ƯỚT (WASHED)

Phương pháp chế biến ướt là một trong những phương pháp chính được sử dụng rộng rãi để chế biến cà phê. Đây là phương pháp giúp hương vị rõ ràng, “sạch” và phù hợp cho những ai thích thưởng thức loại cà phê nhẹ và sáng.

 

Phương pháp chế biến ướt bắt đầu bằng việc loại bỏ hoàn toàn lớp vỏ bên ngoài và ngâm hạt cà phê trong nước. Trong khi hạt cà được ngâm trong nước, phần chất nhầy bao phủ hạt nhân sẽ được loại bỏ cơ học. Sau khi lắng, hạt cà phê nhân được đưa vào bể nước sạch, nơi quá trình lên men sẽ loại bỏ hoàn toàn phần thịt quả còn sót lại. Thời gian lên men phụ thuộc vào khí nơi vùng sơ chế và độ cao vùng trồng. Ở những vùng nóng, quá trình này mất ít thời gian hơn, và ngược lại. Lượng thời gian phụ thuộc vào khí hậu, loại thiết bị được sử dụng và sở thích cá nhân của người sản xuất. Thông thường, để cà phê đạt tiêu chuẩn cần từ 24 – 72 giờ. Nếu được lên men quá lâu, hạt cà phê sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực đến hương vị sau cùng bởi tác động của lớp chất nhầy lên cấu trúc tế bào hạt cà phê.

Sau khi quá trình lên men hoàn tất, hạt cà phê được rửa sạch và đem đi sấy khô ngoài trời trên giàn cao hoặc bằng máy sấy cơ học. Kỹ thuật làm khô được sử dụng sẽ quyết định thời gian thực hiện bước cuối cùng này. Trình tự lên men và sấy khô cho phép kiểm soát tính ổn định của sản phẩm, do đó chất lượng cà phê cuối cùng tương đối nhất quán.

Cà phê được sơ chế bằng phương pháp ướt có hương vị sáng và tính axit cao trong hồ sơ hương vị. Chúng được đánh giá cao bởi sự phức tạo và hương vị “sạch” hơn so với các phương pháp khác. Nhiều người mô tả loại cà phê sơ chế ướt có hương vị tương tự rượu vang rang khi so sánh với cà phê sơ chế tự nhiên. Ngày nay, nhiều nông dân và nhà sản xuất sử dụng phương pháp ướt để hạn chế rủi ro và đảm bảo tính ổn định cho chất lượng cà. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi lượng nước được sử dụng trong suốt quá trình rất nhiều. Điều này có tác động không nhỏ đến môi trường tự nhiên cũng như yêu cầu sự đầu tư lớn. Nhiều nơi trên thế giới, khi lựa chọn phương pháp này, đã xem xét thay đổi và phát triển công nghệ nhằm tái chế lượng nước thải sau khi sử dụng sau phương pháp này.

Thành phẩm cà phê sau khi sơ chế ướt là mặt hàng chủ lực của một số quốc gia, như Brazil, Ethiopia, Indonesia và Yemen. Chất lượng sản phẩm đều được đánh gia cao và vô cùng nổi tiếng trên thị trường quốc tế.

Không giống phương pháp sơ chế tự nhiên hay bán tự nhiên (honey), hạt cà phê có hương vị ngọt của trái cây được cung cấp bởi lớp nhầy; hầu hết hương vị được phát triển trong tách cà phê sơ chế ướt xuất phát từ nội tại hạt cà. Với loại cà phê này, người thưởng thức có xu hướng trải nghiệm nhiều hơn những đặc tính vùng trồng và giống cây. Vì lý do này, điều cần thiết khi áp dụng phương pháp này là lựa chọn những loại cà phê có hương vị tự nhiên. Hương vị sạch với độ chua sống động, cà phê sơ chế ướt tạo nên không gian rộng lớn để trải nghiệm phổ hương một cách tinh tế và nhẹ nhàng.

Cà phê được sơ chế bằng phương pháp ướt tạo nên một thú vui đặc biệt cho người thưởng cà. Phương pháp pha chế và quá trình chiết xuất yêu cầu kỹ thuật đặc biệt để tạo nên tách cà phê ngon. Đây là một trải nghiệm tuyệt vời và hoàn toàn đáng mong đợi, cho phép người yêu cà phê khám phá các sắc thái hương vị độc đáo của các loại cà phê khác nhau.